0985.583.246

Kinh Doanh Dịch Vụ Trồng Trọt (Điều Kiện Và Thủ Tục 2021)

trong trot

Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản để xuất khẩu… Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng có giá trị bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho con người ngày một gia tăng. Kinh doanh dịch vụ trồng trọt là xu thế hiện nay, Công ty 24H sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về điều kiện và thủ tục mới nhất năm 2020 lĩnh vực kinh doanh dịch vụ trồng trọt qua bài viết sau đây.

Ngành nghề hoạt động dịch vụ trồng trọt được quy định và hướng dẫn đăng ký theo mã ngành kinh tế như sau: Theo quy định ngành nghề hoạt động dịch vụ trồng trọt thuộc mã ngành: 0161 – 01610: Hoạt động dịch vụ trồng trọt.

Nội dung bài viết: [Ẩn]

  • 1. Quy định kinh doanh dịch vụ trồng trọt
  • 2. Nhóm ngành tham gia vào dịch vụ trồng trọt
  • 3. Thủ tục kinh doanh hoạt động trồng trọt
    • Bước 1: Chuẩn bị những thông tin cần thiết để lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
    • Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và nộp với Sở kế hoạch đầu tư.
    • Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
    • Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
  • 4. Thủ tục cần làm sau thành lập công ty về nông nghiệp

1. Quy định kinh doanh dịch vụ trồng trọt

Ngành này theo quy định bao gồm:

Các hoạt động để lấy tiền công hay trên cơ sở hợp đồng lao động các công việc sau:

  • Xử lý cây trồng.
  • Phun thuốc bảo vệ thực vât, phòng chống sâu bệnh cho cây trồng, kích thích tăng trưởng, bảo hiểm cây trồng.
  • Cắt, xén, tỉa cây lâu năm.
  • Làm đất, gieo, cấy, sạ, thu hoạch.
  • Kiểm soát loài sinh vật gây hại trên giống cây trồng.
  • Kiểm tra hạt giống, cây giống.
  • Cho thuê máy nông nghiệp có cả người điều khiển.
  • Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ trồng trọt.

Loại trừ:

  • Các hoạt động cho cây trồng sau thu hoạch được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);
  • Hoạt động của các nhà nông học và nhà kinh tế nông nghiệp được phân vào nhóm 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu).
  • Tổ chức trình diễn hội chợ sản phẩm nông nghiệp được phân vào nhóm 82300 (Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại);
  • Kiến trúc phong cảnh được phân vào nhóm 71101 (Hoạt động kiến trúc).

2. Nhóm ngành tham gia vào dịch vụ trồng trọt

Nông nghiệp là một ngành khá vất vả chính vì thế mà cần nhiều hơn nữa những dịch vụ nông nghiệp giúp cho người dân nhiều hơn trong công việc. Chính vì những nhu cầu ngày càng lớn đó mà hiện nay đã có rất nhiều nhóm ngành tham gia vào dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt. Cụ thể như sau :

  • Trong lĩnh vực trồng trọt : xuất hiện trong lĩnh vực này sẽ là những dịch vụ như : xử lý cây trồng, phun thuốc trừ sâu để đảm bảo cây trông được sinh trưởng và phát triển tốt, tỉa cây, làm đất trồng cây, kiểm tra giống cây trồng, tưới tiêu…
  • Những hoạt động dịch vụ sau khi thu hoạch xong ; làm sạch sản phẩm nông sản trước khi xuất ra thị trường, sơ chế nông sản…
  • Xử lý hạt giống và nhân giống cây trồng : trong nhóm này sẽ bao gồm những dịch vụ như lựa chọn hạt giống, phân loại giống cây trồng, bảo quản, phơi sấy hạt giống để đảm bảo khi giống cây xuất ra thị trường sẽ không bị hư hỏng và đảm bảo chất lượng tốt nhất.

3. Thủ tục kinh doanh hoạt động trồng trọt

Bước 1: Chuẩn bị những thông tin cần thiết để lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

  • Về tên công ty: Gồm hai thành tố Loại hình doanh nghiệp ( Công ty TNHH/Công ty CP…) + Tên riêng.
  • Doanh nghiệp lưu ý nên tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp trùng hoặc nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước.
  • Về địa chỉ trụ sở chính: Không được đặt tại chung cư và nhà tập thể
  • Về mức vốn điều lệ: Doanh nghiệp nên cân nhắc mức vốn điều lệ phù hợp đảm bảo cho quá trình hoạt động ( với những ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định đó).
  • Về ngành nghề kinh doanh: Với lĩnh vực nông nghiệp thì doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành sau:

STT     Tên ngành                                                                                 Mã ngành

1          Trồng lúa                                                                                      0111

2          Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác                                   0112

3          Trồng cây lấy củ có chất bột                                                        0113

4          Trồng cây mía                                                                              0114

5          Trồng cây thuốc lá, thuốc lào                                                       0115

6          Trồng cây lấy sợi                                                                          0116

7          Trồng cây có hạt chứa dầu                                                           0117

8          Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh                           0118

9          Trồng cây hàng năm khác                                                            0119

10        Trồng cây ăn quả                                                                          0121

11        Trồng cây lấy quả chứa dầu                                                         0122

12        Trồng cây điều                                                                              0123

13        Trồng cây hồ tiêu                                                                          0124

14        Trồng cây cao su                                                                          0125

15        Trồng cây cà phê                                                                          0126

16        Trồng cây chè                                                                               0127

17        Trồng cây gia vị, cây dược liệu                                                     0128

18        Trồng cây lâu năm khác                                                              0129

19        Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp                                 0130

20        Hoạt động dịch vụ trồng trọt                                                        0161

21        Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch                                               0163

22        Xử lý hạt giống để nhân giống                                                    0164

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và nộp với Sở kế hoạch đầu tư.

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
    • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
    • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
    • Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
    • Giấy uỷ quyền cho Công ty 24H thực hiện thủ tục.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

4. Thủ tục cần làm sau thành lập công ty về nông nghiệp

  • Treo biển tại trụ sở công ty.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế: mẫu 06.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.
  • In và đặt in hóa đơn.
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh
    DỊCH VỤ TƯ VẤN 24H 
    ĐC: 317 Đường 30-4, P. Phú Thọ, TP. TDM, Bình Dương (Đối diện Coopmart Bình Dương, Gần bến xe Bình Dương)
    ĐT: 0274.3905.177 – 3814170 Hotline 0985.583.246 – 0925.100.222
    Hotline 0925.100.222   www.dichvutuvan24h.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *