0985.583.246

TSMC và ‘cái bẫy của người Mỹ’

tsmc

TSMC và ‘cái bẫy của người Mỹ’

TSMC nhận nhiều hứa hẹn ưu đãi từ Mỹ, chấp nhận bỏ đối tác lớn Huawei nhưng giờ bị Nhà Trắng yêu cầu cung cấp nhiều “bí mật kinh doanh”.

Ngày 23/9, Nhà Trắng mời đại diện các công ty cung ứng chip lớn tới để thảo luận về tình trạng thiếu chip. Các doanh nghiệp tham gia có thể kể đến Apple, Microsoft, Samsung, TSMC, Intel…. Theo Reuters, các công ty chip được yêu cầu thực hiện một khảo sát, cung cấp các con số liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Khi đó, TSMC tuyên bố sẽ “bảo vệ thông tin riêng tư của khách hàng”. Nhưng sau cuộc họp ngày 23/10 với Bộ Thương mại Mỹ, hãng sản xuất chip Đài Loan cho biết sẽ cung cấp thông tin và dữ liệu theo yêu cầu vào 8/11. Đại diện Bộ này nói biện pháp trên là nhằm “minh bạch chuỗi cung ứng và giải quyết tình trạng thiếu chip đang diễn ra trên diện rộng”.

Trong bộ 26 câu hỏi được đặt ra, Bộ Thương mại Mỹ muốn TSMC cung cấp các thông tin quan trọng như: Lượng hàng tồn kho của các sản phẩm bán dẫn hàng đầu của công ty, bao gồm cả thành phẩm, sản phẩm dở dang và nhập kho; Các đơn đặt hàng của công ty về những sản phẩm mới nhất, tổng số sản phẩm, thuộc tính sản phẩm, doanh số bán hàng trong tháng qua và địa điểm sản xuất, lắp ráp, đóng gói; Ba khách hàng lớn nhất cho mỗi sản phẩm và mỗi khách hàng chiếm bao nhiêu % doanh số?…

[ Logo bên ngoài trụ sở của TSMC ở Tân Trúc (Đài Loan). Ảnh:Reuters

Theo Sina, nếu làm theo những yêu cầu của Nhà Trắng, TSMC sẽ là bên bị ảnh hưởng đầu tiên về lợi ích thương mại. Lượng hàng tồn kho của các xưởng đúc là một phần quan trọng để thương lượng với các chuỗi cung ứng. Tỷ suất lợi nhuận của một xưởng đúc là một chỉ số quan trọng để đo lường trình độ công nghệ của họ. Khi chính phủ Mỹ nắm được những thông tin này, TSMC không còn bí mật trong thị trường chip, và giá sản phẩm khi đó có thể sẽ do công ty Mỹ quyết định.

Theo thống kê từ Capital Economics, 92% chip cao cấp trên thế giới do TSMC sản xuất. Phần còn lại về cơ bản là từ các nhà máy của Samsung. Các công ty ở Mỹ và Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của TSMC. Báo cáo tài chính quý III/2021 của công ty cho thấy, Bắc Mỹ chiếm 65% và Trung Quốc chiếm 11%.

Hiện chưa rõ Mỹ có áp dụng những biện pháp mạnh để có được thông tin mình cần hay không. Huawei là một trong những ví dụ điển hình cho thấy Nhà Trắng có thể làm gì với một công ty công nghệ nước ngoài. Khi chấp nhận “bắt tay với Mỹ”, từ chối hợp tác cùng Huawei, xây nhà máy trị giá 12 tỷ USD ở Arizona, TSMC đã phải đứng trước nhiều lựa chọn.

Bán dẫn từ lâu đã là ngành công nghiệp của chốt của Mỹ, nhưng công suất của ngành này vài năm gần đây khá trì trệ, làm dấy lên lo ngại Mỹ có thể tụt lại phía sau, cũng như phụ thuộc vào các nhà máy châu Á. Do đó, giữa năm 2020, việc TSMC tuyên bố xây dựng nhà máy tại Arizona được coi là chiến thắng lớn của Mỹ. Hãng Đài Loan khi đó cho biết họ “hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Mỹ và bang Arizona

Tuy nhiên, giờ đây, khi đã tham gia sâu vào cuộc chơi, họ sẽ bị ràng buộc nhiều hơn về lợi ích với Mỹ. Điều đáng lo ngại khi các công ty chip chịu thoả hiệp với các yêu sách được đưa ra là họ có thể mất đi một thị trường tiềm năng là Trung Quốc.

Trang Sina đánh giá: “Nếu Mỹ thành công trong việc yêu cầu các nhà sản xuất chip bật mí các bí mật thương mại, các công ty Trung Quốc sẽ phải cảnh giác và chuẩn bị những biện pháp đối phó cần thiết, đặc biệt là việc tự chủ nguồn cung ứng”. Cái bẫy được đặt ra là khi thế cạnh tranh bị phá vỡ, Mỹ có thể can thiệp vào hoạt động kinh doanh, sản xuất của các công ty chip hàng đầu thế giới. Khi đó, hệ thống hoạt động của ngành công nghiệp chip được thiết lập trong nhiều thập niên có thể bị ảnh hưởng lớn.

Theo sohoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *