0985.583.246

Trào lưu rời bỏ nước Mỹ

screenshot 1713752862 1

Số thành viên của các nhóm Amerexit hay I Want Out trên diễn đàn Reddit đã lên gần 3 triệu trong bối cảnh ngày càng nhiều người nhận ra cuộc sống ở Mỹ quá khó khăn.

Amelia Basista và JP Stonestreet gọi năm 2015 là “năm địa ngục”- giọt nước tràn ly khiến họ phải chuyển đến Nam Mỹ.

Năm đó, Stonestreet, 43 tuổi, phát hiện mắc chứng hẹp cột sống bẩm sinh, thoái hóa đĩa đệm. Anh phải thực hiện hai cuộc phẫu thuật và không thể đi làm. Vợ anh, Basista cũng nghỉ việc ở nhà chăm chồng. Thu nhập của họ giảm đáng kể trong khi phí bảo hiểm của Stonestreet lại tăng vọt.

Họ nhận ra không đủ khả năng trả lãi vay ngân hàng mua nhà, trả góp ôtô và mọi chi phí khác. “Lối sống bình thường của người Mỹ không còn trong tầm tay chúng tôi nữa”, anh nói.

Họ bán nhà ở Denver nhưng không đủ trả hết nợ. Hai người lên kế hoạch rời bỏ nước Mỹ. Năm 2017, họ đến Cuenca, Ecuador và tiếp tục công việc cũ từ xa. Chi phí của hai người giảm 70%.

Basista và Stonestreet là một phần của nhóm người Mỹ mới nổi, những người mệt mỏi vì chi phí sinh hoạt và tìm kiếm chất lượng sống tốt hơn ở các quốc gia khác. Họ đọc các chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm như AmerExit (Thoát khỏi nước Mỹ) có 57.000 thành viên và I Want Out (Tôi muốn ra đi) với 2 triệu thành viên trên diễn đàn Reddit. Họ tham khảo ý kiến của các nhà cung cấp dịch vụ chuyển địa điểm và trợ giúp đặc biệt có chi phí vài trăm đến vài nghìn USD mỗi lần và chỉ người khác cách ra đi từ kinh nghiệm của mình.

Ở các nhóm này, khái niệm geoarbitrage (tiết kiệm bằng cách đến nơi rẻ hơn) và FIRE – viết tắt của cụm financial independence, retire early (độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm) là mục tiêu và là câu thần chú.

Một số người như Basista và Stonestreet xem rời Mỹ là bước đầu trong kế hoạch dài hạn sẽ kết thúc bằng việc nghỉ hưu ở nước ngoài. Những người khác theo đuổi lối sống du mục kỹ thuật số – một lối sống linh hoạt, vừa đi du lịch vừa có thêm thu nhập bằng cách làm việc từ xa.

Dân 'du mục số' đổ xô đến Việt Nam

Dân ‘du mục số’ đổ xô đến Việt Nam

Ở một quán cà phê bãi biển Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận), Sam bật laptop bắt đầu buổi dạy tiếng Anh cho bốn học viên.  87

Ảnh minh họa: IB

Ảnh minh họa: IB

CÓ C2, SAO PHẢI GẮT

shopee.vn

Tìm Hiểu Thêm

B31132159

Chưa có thống kê chính xác số người Mỹ chuyển ra nước ngoài, nhưng tính đến năm 2023, đã có gần 161 triệu hộ chiếu Mỹ được lưu hành, chiến gần một nửa tổng số người Mỹ. Trong khi đó, thời trước chỉ 10% người Mỹ có hộ chiếu. Bộ Ngoại giao nước này ước tính năm 2020 có tổng cộng 9 triệu người Mỹ sống ở nước ngoài, gồm công dân hai quốc tịch sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Trong khi năm 2010 con số ước tính chỉ là 5 triệu người.

Một cuộc thăm dò gần đây của ĐH Monmouth, khoảng 33% người Mỹ cho biết muốn định cư ở quốc gia khác. Năm 1995, cũng trong khảo sát tương tự của Gallup, chỉ 12% nói vậy. Một cuộc khảo sát của InterNation năm 2023 với 12.000 người nước ngoài từ 172 quốc gia, cho thấy Mỹ là nước xuất xứ có tỷ lệ người nước ngoài lớn nhất.

Những người đang chịu áp lực bởi hóa đơn đắt đỏ không ngạc nhiên với mong muốn ra nước ngoài sống. Cục Thống kê lao động Mỹ cho hay chi phí trung bình hàng tháng của một hộ gia đình ở Mỹ đã tăng từ 5.100 USD năm 2020 lên hơn 6.000 USD năm 2022. Trong khảo sát mới của hiệp hội Công nghệ tài chính, 61% công nhân Mỹ cho biết đang kiếm được đồng nào tiêu đồng đó.

Dù hưởng mức vật chất cao hơn phần lớn các quốc gia khác, nhưng Mỹ lại thấp hơn các nước phương Tây về một số chỉ số chất lượng cuộc sống: Người Mỹ làm việc nhiều hơn, đi nghỉ ít hơn, chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe và chết sớm hơn người dân ở các nền kinh tế có thu nhập cao khác.

Những yếu tố này có thể giải thích tại sao một số người Mỹ lại chuyển đến các nước được coi có chi phí sinh hoạt thấp. Dữ liệu của công ty tuyển dụng toàn cầu Deel cho thấy Anh, Đức, Canada và Pháp nằm trong 7 điểm đến quốc tế hàng đầu với những người tìm việc ở Mỹ.

Ở những nơi có dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, dịch vụ chăm sóc trẻ em được chính phủ trợ cấp và các nền văn hóa khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn, giá trị của đồng USD có thể tăng thêm.

Maliya Fale, 22 tuổi, ở Minneapolis, bang Minnesota là một người du mục kỹ thuật số và là nhà sáng tạo nội dung đã du lịch khắp Mỹ Latinh trong gần ba năm. Tháng 2 năm nay, cô rời Mỹ vĩnh viễn.

Vào tháng 3, cô đến thị trấn ven biển Puerto Morelos, Mexico và đang lên kế hoạch cho tương lai. Cuộc sống ở nước ngoài mang đến sự linh hoạt mà nước Mỹ không thể có.

Những người rời Mỹ theo con đường tương tự cho biết chưa bao giờ tiếc nuối quá khứ. Tháng 11/2015, nhà văn Cristina Johnson đã đóng gói ba vali và lên chuyến bay một chiều từ Pennsylvania tới Belize, một quốc gia Trung Mỹ.

Nhà văn 53 tuổi bị khuyết tật nên khó kiếm sống ở Mỹ. Còn ở Belize, mọi chi phí hàng tháng của cô chỉ 250 USD. Ở đó, Johnson có thể xây nhà, tiết kiệm hàng nghìn USD, trong khi thu nhập khoảng 1.200 USD mỗi tháng nhờ viết quảng cáo tiếp thị nội dung.

“Dù tiết kiệm được cả triệu đô cũng không đáng giá bằng tinh thần, tình cảm, thể chất tôi đã có được ở đây”, cô nói.

Công ty Hướng dẫn tái định cư Mexico của vợ chồng Mariana và Dustin Lange thành lập năm 2019 đón đầu xu hướng muốn rời Mỹ của nhiều người. Mariana cho biết công ty không truyền thông rằng mọi người “sống như những vị vua chỉ với rất ít tiền” bởi thực tế không phải vậy. Tuy nhiên, người rời Mỹ sẽ có chất lượng sống tốt hơn với cùng một số tiền, thậm chí ít hơn.

Từ khi lệnh phong tỏa vì đại dịch bớt khắt khe, hoạt động kinh doanh của gia đình Lange bùng nổ.

Mark Zoril, người sáng lập công ty hoạch định tài chính PlanVision có trụ sở tại Bắc Carolina, bắt đầu làm việc với khách hàng có nhu cầu ra nước ngoài cách đây 8 hoặc 9 năm. Doanh nghiệp giúp họ quản lý tài sản xuyên biên giới và tiết kiệm cho tương lai khi sống ở nước ngoài.

Zoril cho biết hầu hết khách hàng của ông dự định ở lại nước ngoài vô thời hạn, phần lớn là do chi phí quay trở lại cao. Trung Mỹ, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những điểm đến đặc biệt được ưa chuộng vì chi phí sinh hoạt tương đối thấp và khí hậu ôn hòa.

Rời Mỹ không phải chỉ toàn ưu điểm. Chi phí sinh hoạt thấp hơn thường đi đôi với giảm thu nhập, có thể cản trở cơ hội trở về của một số người. Sự khác biệt về văn hóa và rào cản ngôn ngữ làm tăng thêm những phức tạp và nguy cơ xa lánh.

Các điểm đến dành cho người nước ngoài khác cũng đặt ra những thách thức riêng. Trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Ecuador, Stonestreet và Basista chuyển đến châu Âu sống theo kiểu “du lịch chậm” bán du mục.

Tuy nhiên, họ không hối hận khi rời bỏ nước Mỹ. Điều hối tiếc duy nhất là đã không thực hiện điều đó sớm hơn.

Trong vòng ba năm sau khi rời Mỹ, hai người trả hết 60.000 USD nợ tiêu dùng và tiết kiệm gấp đôi để nghỉ hưu. Khi còn sống ở quê hương mình, họ thậm chí không dám nghĩ mình có thể được nghỉ hưu.

“Chúng ta cứ nghĩ mình có thể làm việc đến tận lúc sức cùng lực kiệt, nhưng cuộc đời này ngắn lắm. Chẳng biết ngày mai sẽ ra sao”, Stonestreet nói.

Theo VN Express.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *