Trả lời:
Bạn có nhu cầu thành lập công ty phục vụ cung ứng lao động và tìm kiếm việc làm cho lao động phổ thông thì bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu, Luật doanh nghiệp năm 2020 (Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định thủ tục hồ sơ thành lập như sau:
“Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư”.
Như vậy, sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo Nghị định 52/2014/NĐ-CP điều kiện thủ tục cấp giấy phép doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm như sau:
“Điều 6. Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
1. Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm (sau đây viết tắt là giấy phép) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) cấp cho doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Giấy phép có thời hạn tối đa 05 năm (60 tháng)”.
“Điều 7. Điều kiện cấp giấy phép
1. Có trụ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này”.
“Điều 10. Ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật.
Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.
4. Sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép;
b) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp nộp lại, bị thu hồi giấy phép.
5. Tiền ký quỹ được rút trong trường hợp nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm xác nhận về việc giải quyết rủi ro hoặc các khoản đền bù xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp”.
Ngân hàng không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm. Bài viết tham khảo thêm: Hướng dẫn thành lập Công ty cung ứng lao động ? và Hỏi về thủ tục thành lập công ty cung ứng nguồn nhân lực ?
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại hotline gọi ngay tới số: 0985.583.246 để được giải đáp.
>> Xem thêm: Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, thuế môn bài năm 2021 ?
Nội Dung
2. Điều kiện để thành lập công ty cho thuê lại lao động ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 29/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động được quy định cụ thể như sau:
“Điều 5. Điều kiện cấp giấy phép
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp;
b) Không có án tích;
c) Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”.
Theo quy định của pháp luật để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì phải ký quỹ 2.000.000.000 đồng; Phải bảo đảm vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh hoạt động cho thuê lại lao động là 2.000.000.000 đồng; Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên. Nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên. Người đứng đầu doanh nghiệp phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng. Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên. Trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, không đứng đầu doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không tái phạm hành vi giả mạo hồ sơ xin cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp.
>> Xem thêm: Những trường hợp phải đăng ký kinh doanh ? Có bị phạt khi không có đăng ký kinh doanh ?
3. Báo giá dịch vụ và tư vấn thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội ?
Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp như sau: Hiện tại mình đang có nhu cầu thành lập công ty cổ phần tại Hà Nội,vậy xin gửi cho mình báo giá dịch vụ và qui trình thực hiện ? Bạn liên lạc với mình nhé.Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư công tư vấn Luật Minh Khuê
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!
Người gửi: NĐ Mạnh
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định cụ thể như sau:
“Điều 21. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này”
Tóm lại đối với yêu cầu của bạn chúng tôi sẽ tóm tắt những nội dung bạn cần làm như sau:
Trình tự thực hiên.
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ:
– Công dân, tổ chức: nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa”, nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận-hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ.
– Sở KH&ĐT: tiếp nhận hồ sơ, trả giấy hẹn cho công dân, tổ chức.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ:
+ Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết.
+ Hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và chuyển cho Bộ phận một cửa để trả cho công dân, doanh nghiệp.
Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
+ Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận “một cửa”.
Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” của Sở KH&ĐT:
Thành phần số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
2. Dự thảo Điều lệ Công ty;
3. Danh sách cổ đông sáng lập
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
– Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
– Giấy CN ĐKDN/Quyết định thành lập đối với tổ chức, kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
5. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
-Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Giấy đề nghị đăng ký Công ty cổ phần (theo mẫu tại Phụ lục I-4, Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần (theo mẫu tại Phụ lục I-7, Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
Phí, Lệ phí: 200.000 đồng
Thời hạn giải quyết: 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Chi phí thực hiện trọn gói của Công ty luật Minh Khuê là: 3.300.000 VNĐ (Giá trọn gói đã bao gồm 10 % VAT và lệ phí nhà nước)
Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi tư vấn cho bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
>> Xem thêm: Quy định mới về thành lập công ty kinh doanh máy móc nông nghiệp ?
4. Các bước thành lập công ty như thế nào ?
PHẦN I: THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY
1. Tên công ty (đề nghị ghi đầy đủ, chính xác)
Tên tiếng Việt:…………………………………………………………………………………………………….
Tên tiếng Anh:…………………………………………………………………………………………………….
Tên viết tắt:…………………………………………………………………………………………………………
2. Trụ sở chính của công ty.
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………..Số Fax:……………………………………………………………………………
Email:………………………………..Website:…………………………………………………………………..
– Chức danh người đại diện theo pháp luật. (kèm theo bản poto công chứng của CMND hoặc hộ chiếu)
Giám đốc:……………………Chủ tịch HĐQT:………………………..chủ tịch HĐTV………………
Vốn điều lệ:
Bằng số:…………………………..Bằng chữ:………………………………………………………………….
I. Ngành nghề đăng kí kinh doanh (Khách hàng liệt kê những ngành nghề mà mình dự định kinh doanh – Tham khảo Quyết định 10.2007)
–
–
–
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ THÀNH VIÊN CÔNG TY (Tất cả các thành viên foto công chứng CMND hoặc hộ chiếu)
1. Thành viên thứ nhất:
Họ tên:………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày sinh:…………………………………………………………………………………………………………..
Giới tính:………………………………………………….. Dân tộc:…………………………………………..
Số CMND:………………………Ngày cấp:………………….. .Nơi cấp:…………………………………
Hộ khẩu thường trú: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh)
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh)
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Số vốn góp:………………………………………………….chiếm tỷ lệ:…………..tổng số vốn điều lệ
2. Thành viên thứ hai:
Họ tên:………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày sinh:…………………………………………………………………………………………………………..
Giới tính:………………………………………………….. Dân tộc:…………………………………………..
Số CMND:………………………Ngày cấp:………………….. .Nơi cấp:…………………………………
Hộ khẩu thường trú: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh)
…………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh)
………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………….
Số vốn góp:………………………………………………….chiếm tỷ lệ:…………..tổng số vốn điều lệ
3. Thành viên thứ ba:
Họ tên:………………………………………………………………………………………………………………..
Ngày sinh:…………………………………………………………………………………………………………..
Giới tính:………………………………………………….. Dân tộc:…………………………………………..
Số CMND:………………………Ngày cấp:………………….. .Nơi cấp:…………………………………
Hộ khẩu thường trú: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh)
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Chỗ ở hiện tại: (Ghi rõ số nhà, phố, phường, quận, TP hoặc thôn, đội, xã, huyện, tỉnh)
…………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Số vốn góp:…………………………………………………chiếm tỷ lệ:…………..tổng số vốn điều lệ.
PHẦN III. TIẾN HÀNH THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY
– Hồ sơ sau khi được soạn thảo sẽ được Chúng tôi thực hiện việc đăng ký tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh;
– Sau 05 ngày kể từ ngày cấp giấy phép kinh doanh Công ty luật Minh Khuê tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân tại Công an Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở;
P/s: Theo quy định hiện hành thủ tục thành lập doanh nghiệp được tiến hành trong vòng 10 ngày làm việc. Chúng tôi có thể rút ngắn khoảng thời gian này xuống còn 2-3 ngày nếu Quý khách hàng có nhu cầu thành lập nhanh;
PHẦN IV: TƯ VẤN PHÁP LUẬT SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
– Tất cả các công ty do Chúng tôi tư vấn thành lập sẽ được tư vấn, hỗ trợ pháp lý trong khoảng thời gian 06 tháng;
– Doanh nghiệp chưa có khả năng thuê kế toán riêng sẽ được chúng tôi cung ứng dịch vụ kế toán thuế trong khoảng 06-12 tháng hoặc theo yêu cầu của Quý khách hàng;
– Mọi văn bản pháp luật sẽ được chúng tôi cung ứng theo yêu cầu của khách hàng;
– Đối với khách hàng mới có nhu cầu tư vấn có thể trao đổi qua Hotline tư vấn pháp luật của công ty 0985.543.246 để được hỗ trợ.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
5. Tư vấn thành lập công ty TNHH đào tạo và tư vấn ?
Luật sư tư vấn:
Đối với loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập là Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì Công ty TNHH có hai loại: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Khi thành lập một trong hai loại hình này thì bạn đều phải góp vốn, vốn này là vốn điều lệ của công ty.
Việc đăng ký thành lập công ty TNHH cần tuân thủ những quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 (bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) và Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể:
“Điều 24. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất và công ty nhận sáp nhập
1. Trường hợp chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của các công ty mới thành lập phải có Nghị quyết chia công ty theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp, bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị chia.
2. Trường hợp tách công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty được tách phải có Nghị quyết tách công ty theo quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp, bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách.
3. Trường hợp hợp nhất một số công ty thành một công ty mới, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất phải có thêm các giấy tờ quy định tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.
4. Trường hợp sáp nhập một hoặc một số công ty vào một công ty khác, ngoài giấy tờ quy định tại Chương VI Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải có thêm các giấy tờ quy định tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập”.
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
2. Những ngành nghề này em phải làm việc với cơ quan nào để xin giấy phép ạ?
Đối với ngành nghề đào tạo và dịch vụ bạn kể trên không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không phải xin giấy phép.
Tuy nhiên: Đối với ngành nghề đào tạo kế toán thực hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật thuộc dịch vụ kế toán. Cụ thể gồm:
1. Làm kế toán;
2. Làm kế toán trưởng;
3. Thiết lập cụ thể hệ thống kế toán cho đơn vị kế toán;
4. Cung cấp và tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán;
5. Bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán;
6. Tư vấn tài chính;
7. Kê khai thuế;
8. Các dịch vụ khác về kế toán theo quy định của pháp luật.”
Luật kế toán 2014 cũng quy định:
“1. Cá nhân có chứng chỉ hành nghề kế toán và có các điều kiện khác theo quy định của pháp luật được phép đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế như hộ kinh doanh cá thể và theo quy định của Nghị định này.”
3. Có quy định nào về số vốn tối thiểu cho các ngành nghề này không ạ?
Theo quy định của pháp luật thì các ngành nghề của bạn lựa chọn không có ngành nghề nào quy định về vốn pháp định nên sẽ không quy định số vốn tối thiểu.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email hoặcHotline tư vấn trực tuyến 0985.583.246. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!